Translate

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Theo đuổi ước mơ bước vào giảng đường đại học

Dự đoán kết quả xổ số mới nhất: sxmb xsdt 

LTS - Được bước chân vào giảng đường đại học, đó là ước mơ của các bạn trẻ, là sự mong muốn của nhiều gia đình. Bản thân các em và gia đình đã vượt qua nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống, trong học tập: Bị mù phải đi bán bánh bao, xổ số; bị dị tật ở lưng, nhà nghèo, nhưng là học sinh giỏi nhiều năm... Đó là những câu chuyện cảm động mà chúng tôi ghi lại được trong đợt hai kỳ thi đại học, cao đẳng (từ ngày 9 đến 10-7).

VƯƠN LÊN BẰNG NGHỊ LỰC CỦA CHÍNH MÌNH
Sinh ra và lớn lên tại vùng núi, sức khỏe không được tốt nhưng Triệu Thị Phượng (người dân tộc Dao Tiền, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vẫn luôn tự nhủ với bản thân phải vươn lên bằng nghị lực của chính mình vượt qua mọi khó khăn, theo đuổi ước mơ bước vào giảng đường đại học.
Gặp Phượng tại tầng năm, khu ký túc xá Trường đại học Luật Hà Nội, thoạt nhìn tôi cứ nghĩ em là người nhút nhát, nhưng ngược lại Phượng khiến tôi không khỏi bất ngờ trước vẻ tự tin, mạnh mẽ và lạc quan của cô bé chỉ cao có 1,28 m. Chia sẻ với tôi, Phượng cho biết, em sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông, cuộc sống khá vất vả. Em được bố mẹ kể lại, từ lúc mới sinh ra, em cũng khỏe mạnh giống như bao bạn khác, nhưng đến năm một tuổi em vẫn không biết lẫy, biết bò, mãi cho đến khi năm tuổi mới tập đi được bằng cách lết, rồi bị tật ở lưng và không thể chữa khỏi.
Ham học từ bé, nhà nghèo nhưng Phượng luôn tự động viên mình phải nỗ lực hơn trong việc học. Học để lấy kiến thức. Học để thoát nghèo. Bởi vậy, dù không được khỏe mạnh như chúng bạn, trường học lại ở xa, phải ở nhờ nhà bác, nhưng em vẫn ngày ngày đi bộ đến trường, rồi lại về nhà phụ giúp bố mẹ các công việc trong gia đình. Trường THPT ở dưới thị xã, cho nên Phượng phải thuê nhà để theo đuổi việc học. Mặc dù vậy nhưng trong suốt 12 năm học, bằng phương pháp tự học, Phượng luôn đạt học sinh khá. Trong đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em đã được miễn thi. Nhớ lại quãng thời gian đó, Phượng rất cảm kích trước tấm lòng của những người bạn cùng lớp, của thầy, cô giáo đã nhiều lần động viên, chia sẻ với em những lúc khó khăn.
Phượng kể, trước khi lên Hà Nội thi đại học, bố mẹ đã phản đối và khuyên nhiều lắm, bởi đã dự định sẽ hướng em theo nghề khác phù hợp với sức khỏe. Hơn nữa, gia đình Phượng hiện kinh tế vẫn còn rất khó khăn, sau Phượng vẫn còn một người em trai nữa đang đi học. Lo cho Phượng kinh phí để đi thi đại học hay để đi học nghề là một bài toán khó với gia đình và bản thân em. Nếu đỗ thì việc em dự thi sẽ không uổng phí. Nhưng nếu lỡ kết quả không đạt như ý muốn thì sao? Bố mẹ Phượng nghĩ rằng, kỳ thi đại học này sẽ rất khó khăn, có thể sẽ vượt quá khả năng của em, hơn nữa chi phí đi lại, ăn, ở sẽ tốn rất nhiều tiền...
Nhưng Phượng vẫn quyết tâm, cùng với sự khuyên giải, động viên từ người cậu, gia đình quyết định cho em đi thi đại học, thực hiện ước mơ. Tâm sự với tôi, Phượng cho biết: "Em quyết tâm thi đỗ đại học, hy vọng sau này sẽ tìm được một công việc phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe của bản thân. Nhưng nếu không đỗ được đại học, em cũng sẽ học nghề để tự nuôi sống bản thân mình và giúp đỡ gia đình. Hơn bao giờ hết, em không muốn mình tiếp tục là gánh nặng cho gia đình. Bố mẹ đã quá vất vả nuôi em đến ngày hôm nay".
Lần này, bố mẹ Phượng phải bán lợn để lấy tiền cho em làm chi phí đi lại, sinh hoạt trong suốt kỳ thi. Ngoài ra, bố mẹ Phượng cũng nhờ người cậu đưa em lên Hà Nội tìm chỗ trọ. May sao, trong lúc hai cậu cháu loay hoay chưa biết thuê trọ ở đâu thì nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh, chị tình nguyện viên, đưa về nhận phòng tại khu ký túc xá, yên tâm chuẩn bị cho kỳ thi.
MINH NHẬT
CUỘC ĐỜI CÒN NHIỀU ĐIỀU TỐT ĐẸP
Ngày 8-7, với niềm vui được đặc cách tuyển thẳng vào ngành công tác xã hội, Trường đại học (ĐH) Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Thủy run run mở túi xách tìm chiếc điện thoại cũ và lần tay bấm số gọi cho cô giáo Lê Thị Sơn Trà. Rồi em reo lên trong nước mắt: "Cô ơi, em được đặc cách rồi. Em không biết phải diễn tả niềm vui này như thế nào. Cảm ơn cô đã cho em khát khao về một bầu trời của tình thương và lòng nhân ái"..
PGS, TS Trần Văn Nam (người bên trái) xét hồ sơ xspy  của thí sinh Huỳnh Thị Thu Thủy.

HUỲNH THỊ THU THỦY sinh năm 1990 (trú tại Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên). Là con thứ sáu trong gia đình có bảy anh chị em, bố mẹ đều làm nghề nông, hai mắt Thủy bị suy giảm thị lực từ lúc học lớp năm. Bây giờ muốn nhìn thứ gì em đều phải áp sát vào một bên mắt phải, mà cũng chỉ nhìn thấy lờ mờ. Sớm ý thức về cuộc đời của mình, Thủy đã không ngừng cố gắng để thực hiện ước mơ học chữ, trở thành người có ích cho xã hội. Thủy được gia đình gửi theo học Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng. Với nỗ lực của bản thân và được các thầy giáo, cô giáo ở đây cưu mang, giúp đỡ. Thủy theo học hòa nhập cấp hai tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm và học cấp ba tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Hằng ngày, ngoài thời gian đi học, Thủy đã tự lập kiếm tiền để trang trải cuộc sống với việc đi bán bánh bao, bánh bò, vé số. Dù vất vả, khó khăn là thế, nhưng bảng thành tích học tập của Thủy đáng nể với tấm bằng tốt nghiệp THPT loại giỏi. Lớp tám, em đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết thư quốc tế UPU toàn quốc lần thứ 39; năm lớp 10, Thủy đoạt giải nhì môn Sinh trong kỳ thi học sinh giỏi TP Đà Nẵng. Lên lớp 11 và 12, Thủy không đủ sức khỏe để tiếp tục tham dự dù vẫn có tên trong danh sách đội tuyển dự thi học sinh giỏi của Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền...
PGS, TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 cho biết: Trường hợp thí sinh Huỳnh Thị Thu Thủy, ĐH Đà Nẵng sẽ ưu tiên xét đặc cách bởi kết quả học tập và đạo đức đều tốt. Với ngành học mà em lựa chọn, chúng tôi rất hy vọng tương lai em sẽ thành công và sẽ hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều người cùng cảnh ngộ. Thủy chia sẻ: "Từ khi em đi bán bánh bao, bán vé số, em đã được gặp rất nhiều hoàn cảnh người khuyết tật đáng thương hơn mình. So với họ, em còn may mắn quá. Lúc đó, em đã tự biết mình cần cố gắng nhiều hơn để bù đắp lại mất mát khi không còn đôi mắt. Trước khi nộp đơn xin xét tuyển, em chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để bước vào kỳ thi đại học này. Bây giờ, được các thầy xét đặc cách, em mừng quá. Em biết con đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng có được điểm tựa đầu này rồi, em sẽ cố gắng vượt qua".
Trao đổi với phóng viên, cô giáo Lê Thị Sơn Trà, giáo viên Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền không nén nổi xúc động khi hay tin Thủy được đặc cách vào đại học. "Em Thủy đã rất nỗ lực để học tốt và sống tốt. Kết quả học tập mà em có được hôm nay phần lớn là nỗ lực của riêng em. Thủy học đều các môn, nhất là các môn xã hội như Văn, Sử, Địa... Vì hoàn cảnh gia đình em quá khó khăn, cho nên tôi mong sao có nhiều nhà hảo tâm biết đến và giúp đỡ em về tinh thần và vật chất, để em thực hiện được ước mơ của mình".
Hỏi em vì sao chọn ngành công tác xã hội, một ngành rất mới và cần nhiều kỹ năng? Thủy tự tin trả lời, vì cuộc đời này còn nhiều điều tốt đẹp mà mỗi người phải trân trọng, yêu thương. Em mong xã hội sẽ có cái nhìn thiện cảm đối với người khuyết tật để từ đó họ có tương lai tốt đẹp hơn.
Bài và ảnh: NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
"CỐ GẮNG THI ĐẬU ĐỂ MẸ VUI"
Đó là tâm sự của em Huỳnh Thị Kim Cương (trong ảnh), học sinh Trường THPT Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ chia sẻ với chúng tôi sau khi kết thúc buổi thi đầu đợt hai, tại hội đồng thi Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Để đến được với kỳ thi, Kim Cương phải nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn. Năm 2010, cha của Kim Cương qua đời vì bệnh, gia đình em rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn do nhà không có ruộng đất, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào thu nhập từ nghề bán xôi của mẹ. Tuy nhiên, mẹ em bị suy nhược thần kinh, sức khỏe yếu cho nên thu nhập từ nghề bán xôi không đủ trang trải cuộc sống. Để có tiền đi học, hằng ngày sau giờ đi học Kim Cương đi mua lá chuối về quấn bầu ươm cây giống. Cả ngày mới cuốn được một thúng bầu ươm và được trả công 20 nghìn đồng. Khó khăn, vất vả nhưng ba năm qua, Kim Cương vẫn kiên trì vượt đoạn đường hơn 10 km từ nhà đến trường và ngược lại. Em luôn là học sinh khá, giỏi của trường. Hiệu trưởng Trường THPT Thốt Nốt, thầy Đoàn Tiến Nghĩa cho biết: Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng em Kim Cương vẫn nỗ lực học tốt. Nhà trường luôn quan tâm hỗ trợ nhiều mặt để em yên tâm học tập, đi thi vào đại học để sau này có thể giúp ích bản thân, gia đình và xã hội".
Năm nay, Kim Cương thi vào Trường đại học Cần Thơ. Do không có tiền, cho nên trước ngày đi thi, mẹ của Kim Cương đi vay hàng xóm 300 nghìn đồng. Ban Giám hiệu Trường THPT Thốt Nốt cũng hỗ trợ em 200 nghìn đồng làm lộ phí đi thi. Với số tiền ít ỏi đó, Kim Cương đã đóng 150 nghìn đồng tiền ở trọ, còn lại để ăn uống, đi lại trong năm ngày thi đợt một. Biết được khó khăn của Kim Cương, Chương trình tiếp sức mùa thi, Đoàn trường đại học Cần Thơ hỗ trợ chỗ ở, cơm miễn phí ở chùa Hội Linh (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Bình Thủy) để em yên tâm thi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét