“Chừng nào nhà nước còn cho chơi xổ số thì chừng đó người dân còn chơi lô đề, xo so Kon Tum…” câu nói vui của chị hàng nước ngẫm ra cũng có nhiều điều để bàn luận. Kể từ khi nhà nước ban hành những quy định trong việc ngăn chặn nạn lô đề, tệ nạn này có lắng xuống nhưng hiện nay nó lại đang thay đổi hình thức hoạt động một cách kín đáo hơn và bùng phát mạnh mẽ nhất là trong giới học sinh sinh viên.
Lô đề bao vây cổng trường
Dạo một vòng quanh các phố nằm gần các trường đại học cao đẳng vào giờ tan tầm buổi chiều không khó để nhận ra có khá nhiều cửa hàng bên cạnh việc kinh doanh các mặt hàng của mình đều lấy việc ghi lô ghi đề làm nghề “tay trái”; từ chị bán cafe, cô bán hoa quả, chị hàng nước đến các bà, các chị có cửa hàng kinh doanh điện thoại, sim thẻ….hầu như chị cũng có một cuốn sổ đặt bên cạnh để phục vụ khách hàng có “nhu cầu”. Các quán nước mọc lên như nấm ở gần các cổng trường Đại học, Cao đẳng – nơi tập trung một đội ngũ đông đảo học sinh sinh viên, một mảnh đất “màu mỡ” cho sự sinh sôi nảy nở của cờ bạc, đề đóm.
Trong vai một dân “nghiền”, tôi ghé vào một quán nước gần cổng trường ĐH Bách Khoa, buông một câu xã giao “Đen quá! Hôm qua lại trượt, nuôi mãi chả thấy!” Lập tức bà chủ quán bắt lời ngay “Thế hôm nay thế nào, nuôi tiếp hay buông?” Thấy tôi băn khoăn, bà chủ tiếp lời “Bữa trước chị kết cặp thiên nga mất hai tuần đấy! Chịu khó chung thủy đi, hàng về sướng phải biết!”; “để em tính lại đã…” tôi ra chiều lưỡng lự để thoái thác lời mời khéo của bà chủ.
Theo như quan sát thì những quán nước này luôn luôn bị “quá tải” vào cuối buổi chiều khi mà giờ công bố ket qua xo so Dong Thap cận kề bởi đó là lúc khách có nhu cầu lớn nhất. Khách đến ngồi cũng đủ thành phần nhưng hầu hết khách ruột của những quán nước này là sinh viên, có những cậu nhóc mặt còn non choẹt, có lẽ là sinh viên mới nhưng cũng tập tành tụ tập “đập” lô. Ra chiều lo lắng tôi hỏi một chị bán nước “Ghi thế này chị có bị công an hỏi thăm bao giờ không?” đáp lại câu hỏi của tôi chị chủ quán ra chiều bất cần “Ui giời, chúng nó bắt thì bắt bọn làm lớn chứ cò con như chị thì bắt làm gì cho mất công, chị chả sợ thì chú lo gì chuyện đấy, trời sập đã có chị chống, chú khỏi lo, vô tư đi.” Quả thật là chẳng phải lo gì vì hoạt động này diễn ra khá thường xuyên và ngày càng lộ liễu mà chẳng có cơ quan nào đứng ra xử lý. Như tâm sự của một chị chủ quán ở gần trường ĐH Văn hóa thì “…chị bán nước ở đây mấy năm nay rồi chẳng thấy ai đi kiểm tra xử phạt chuyện này cả…”
Vòng qua bên Phùng Khoang, Triều Khúc nơi gần với các trường ĐH Hà Nội, ĐH KHTN, ĐH Khoa học XH & NV…vào thời điểm này các quán nước ở đây cũng luôn rơi vào tình trạng “quá tải”, những nam sinh tụm năm tụm ba bàn luận khá xôn xao như đang trao đổi trong tiết học nhóm với những cách “luận đề” chẳng giống ai “ sáng nay bà già tao mới gửi cho 2 chai, môn Triết hôm nay ông thầy cho có 2 điểm, lúc chiều làm quen được với 2 em beautiful ! thế mà lúc đi với 2 em về lại bị thủng cả 2 bánh nữa. Bữa nay tao sẽ đầu tư 02 – 20 cả lượt đi, lượt về cho chắc!”. Những “giai thoại” cắm quán, cắm đồ, trộm cắp… và cả những chiêu độc để “hành các cụ” xì tiền ra cho mình rồi đem “đầu tư” vào lô đề cũng được đem ra “tám”. Thế mới thấy chơi lô đề XSDT đã trở thành một “món ăn” không thể thiếu trong một bộ phận đời sống sinh viên. H – một sinh viên năm nhất ĐH Hà Nội tếu táo “bây giờ sinh viên chơi cái này là mốt, đã là sinh viên thì phải biết chơi chứ anh”; T – một sinh viên ĐH KHTN cho biết “chơi món này cũng tốn kém lắm, em chơi từ hồi còn học phổ thông nhưng nghiện rồi khó bỏ lắm anh, cơm bữa có thể nhịn nhưng không nhịn được nó, không ít đứa bỏ học, trộm cắp vì lô đề”. Một chị chủ quán cho biết “Nếu chỉ bán nước thôi thì lời lãi bao nhiêu đâu em. Khách cũng có đủ loại sinh viên thường chơi ít, khoảng dăm ba chục nhưng cũng có những đứa xếp vào hàng đại gia mỗi tối không dưới ba bốn chai. Mình vốn ít, chỉ đứa chơi ít thì mình ôm, còn bọn đại gia thì không dám ôm, phải chuyển cho chủ, mình ăn phần trăm thôi. Nếu chú thiếu tiền thì có thể mang cái thẻ sinh viên qua bên kia, chỉ cần đặt thẻ ở đấy chú sẽ có vài chai để chơi”. Hóa ra ở đây không chỉ ghi đề mà còn có cả dịch vụ “hỗ trợ” cho vay để chơi khi “ngân hàng” nhà chưa cấp kinh phí sinh hoạt tháng cho, thật là một hệ thống rất “tiện ích”. Đã được nghe nhiều nhưng hôm nay tôi mới được mục kích cảnh một “bóng hồng” ăn mặc mát mẻ ngồi vắt vẻo giữa đám thanh niên cũng tham gia một cách khá sành sỏi trông khá “đẳng cấp”. Tiếp cận “bóng hồng” tôi hỏi “em là con gái mà cũng hâm mộ món này à?” Rất bình thản cô bé trả lời như vặn lại tôi “Có sao không anh! Bây giờ bình đẳng, con trai chơi được con gái tại sao không! Mình chơi bằng tiền của mình có lấy tiền của ai đâu! Sao phải xoắn! ”. Cậu bạn ngồi cạnh đế thêm “Xưa rồi anh ơi! Bọn con gái lớp em chơi đầy, bây giờ dịch vụ vào tận cửa lớp chúng nó khỏi cần ra đây làm gì cho người ta thấy”.
Qua tiếp cận và thống kê sơ bộ mới thấy một thực tế đáng báo động, có hơn 90% quán nước gần các trường đại học cao đẳng mà tôi vào đều theo kiểu “bán nước là phụ, ghi đề là chính”. Cũng dễ hiểu khi mà nghề này thu lợi nhuận cao lại nhàn và “ít” rủi ro thì ai cũng có thể làm. Theo thống kê năm 2008 của Bộ Công An và cách ngành chức năng thì ở 18 tỉnh thành trọng điểm trên cả nước đã có tới hàng nghìn chủ đề lớn nhỏ trong đó có trên 200 chủ đề lớn có “thu nhập” từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng mỗi ngày, đó thực sự là con số mơ ước của không ít người nhưng cũng là một thực tế đáng buồn, đáng báo động.
Và những “chân rết” sinh viên…
Mang theo băn khoăn về cái gọi là “dịch vụ vào tận cửa lớp”, tôi tiếp tục thâm nhập các căng tin và kí túc xá, đây cũng là nơi tập trung của khá nhiều sinh viên sau giờ tan học. Lời giải đáp không khó nhận ra nhưng quả thực chỉ vào đây mới thấy được cái “chân rết” của lô đề không chỉ gõ cửa từng trường nữa mà đã gõ cửa vào tận từng lớp, từng phòng của kí túc xá. Những chủ đề thay vì trực tiếp ghi đề lại thông qua những “chân rết” của mình làm cầu nối đến “con nghiện lô đề”. Cũng giống như các chủ quán nước, các “chân rết” này đứng ra ghi bảng rồi chuyển cho chủ và ăn phần trăm hoa hồng, thậm chí các “chân rết” này còn đứng ra làm trung gian để “con nghiện lô đề” hoặc những ai có nhu cầu vay tiền, tất nhiên là lãi suất cũng không hề rẻ. N – sinh viên ĐH Bách Khoa cho biết “Ở đây có thể chơi lô đề bất cứ lúc nào, chỉ cần có nhu cầu là dịch vụ tới nơi ngay”. Căng tin được coi là một địa điểm lý tưởng để trao đổi bàn luận, ở đây hoạt động sôi nổi nhất cũng diễn ra vào buổi chiều chẳng khác gì các quán nước, các nhóm sinh viên kéo nhau vào đây ngồi “buôn” và “luận” để “cắm chốt” trước khi hết giờ, một cậu sinh viên cầm cuốn sổ và cây bút đi đi lại lại, không cần phải gọi, thấy “con mồi” vẫy tay một cái là cậu sinh viên này chạy đến đon đả phục vụ ngay. Căngtin trở nên nhỏ bé bởi những âm thanh hỗn tạp xô bồ giữa những câu chuyện bạn bè, học hành, thi cử và cả những ngôn ngữ vỉa hè, ngôn ngữ của dân đề đóm. Thấy tôi vẫy tay cậu sinh viên chạy lại, miệng liến thoắng “anh kết em nào? Bao nhiêu? Lô hay đề?” Nhìn cuốn sổ chi chít những tên, số và những kí hiệu khó hiểu tôi chọn đại một con số cho xong chuyện rồi bắt lời làm thân “chú làm việc này kiếm được khá không?” cậu sinh viên tươi cười “em ăn phần trăm thôi anh, đáng bao nhiêu đâu”. “Chú không sợ nhà trường, đoàn thể sờ đến à?” “Cùng lắm nhắc nhở cảnh cáo thôi chứ làm gì đâu anh, mà có thấy ai hỏi thăm đâu!” cậu ta trả lời vội rồi chạy đi vì có “khách” gọi. K – một “chân rết” trong trường ĐH Văn Hóa thì nói “em làm thêm tí kiếm ăn thôi, người ta có sờ thì sờ đến mối lớn chứ em thì ăn thua gì. Các mối quanh đây cũng có quan hệ hết rồi nên họ chả sợ ”. Tôi đem chuyện ghi đề của các “chân rết” trong trường ra đề cập với một sinh viên là cán bộ đoàn trong trường ĐH KHTN, cô sinh viên này thở dài “Tụi em cũng chỉ khuyên nhủ vậy thôi chứ làm gì có quyền cấm hả anh! Nhà trường cũng có nói đến việc bài trừ tệ nạn lô đề trong sinh viên nhưng để đi sâu đi sát thì chưa nên hiện tượng này vẫn cứ tiếp diễn hàng ngày”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Với dân số hơn 85 triệu người, Việt Nam đang có một khối lượng sinh viên, học viên đông đảo ở đầy đủ mọi lĩnh vực ngành nghề, số sinh viên học sinh dính vào tệ nạn lô đề tuy chưa phải là quá lớn song cũng hết sức đáng báo động. Lô đề với những hình thức hoạt động ngày càng tinh vi đang xâm nhập khá mạnh vào nhà trường thì việc làm rõ trách nhiệm và tìm ra biện pháp đấu tranh với tệ nạn này không chỉ là điều cần thiết mà còn là điều cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết cần phải nói đến trách nhiệm của nhà trường và gia đình, đây là hai cơ sở quan trọng đầu tiên nuôi dạy, giáo dục và hình thành nên nhân cách cho các thế hệ tương lai của đất nước. Với những sinh viên xa nhà, khi gia đình chỉ còn đóng vai trò giáo dục từ xa thì vai trò của nhà trường là hết sức quan trọng, không ít sinh viên bước chân ra chốn thị thành và bị cuốn theo những cám dỗ chốn phồn hoa đô thị. Trong khi Nhà nước kêu gọi bài trừ các tệ nạn xã hội thì nhiều sinh viên lại tỏ ra khá thờ ơ với vấn đề này. Bên cạnh đó sự quản lý của các nhà trường hiện nay là khá lỏng lẻo, nhiều trường tổ chức thực hiện quy định của nhà nước về vấn đề bài trừ tệ nạn xã hội nhưng lại thực hiện theo kiểu “hô hào cho có”, chỉ lo vào việc nâng cao chất lượng dạy học, thu tiền mà ít quan tâm đến giáo dục tư cách đạo đức học sinh sinh viên. Lợi dụng điều này, các tệ nạn xã hội nói chung cũng như lô đề nói riêng ngày càng có đất “dụng võ” và ăn sâu bám rễ vào đời sống sinh viên.
Bên cạnh đó trách nhiệm của các cơ quan công an, an ninh văn hóa khu vực cũng hết sức quan trọng. Là cơ quan bảo vệ pháp luật, việc để tệ nạn lô đề lây lan và phát triển mạnh trong giới học sinh sinh viên hiện nay thiết nghĩ các cơ quan ban ngành này cũng cần nhìn nhận đánh giá lại quá trình thực hiện nghị quyết, nghị định của chính phủ về vấn đề này đồng thời đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn các hình thức hoạt động mới của loại tệ nạn này.
Đó được coi là những điều kiện cần để tạo ra một môi trường lành mạnh cho sự phát triển chung còn điều kiện đủ nằm ở chính ý thức của mỗi sinh viên, nếu mỗi sinh viên đều có ý thức tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bài trừ tệ nạn xã hội, có ý thức tích cực đấu tranh với tệ nạn xã hội thì nạn lô đề sẽ không còn đất sống. Tất nhiên để làm được điều này thì cần nhiều hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa xã hội – gia đình – nhà trường với ý thức của mỗi người.
Vẫn biết sản phẩm đào tạo của các trường là những giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, cử nhân…đây là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển đất nước nhưng trong số đó có không ít những con “ma đề, quỷ lô”…. Một đất nước nếu được dẫn dắt bởi những trí thức như vậy rồi sẽ đi về đâu? Tất nhiên, đó chỉ là số ít nhưng nếu tiếp tục “thờ ơ” để tệ nạn này kéo dài, lan tràn thì sẽ để lại những tác hại không lường cho xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét