Translate

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Cuộc đời chông chênh của chàng trai nghèo mất hai chân bán vé số

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống dưới tình yêu thương của những người xung quanh nhưng những bất hạnh cứ đeo bám lấy, Đỗ Anh Hùng (ảnh) như kiệt sức khi nghĩ đến cuộc sống phía trước.

Cuộc đời chông chênh của chàng trai nghèo mất hai chân bán vé số
Chàng thanh niên 34 tuổi như già đi sau khi bị tai nạn gây chấn thương cột sống, liệt hai chân. Sau nhiều lần điều trị, cơ thể anh đã bị suy nhược, mất hoàn toàn sức lao động. Tai nạn và khó khăn đã cướp đi tương lai của chàng thanh niên ở miền đất nắng gió Tây Ninh này.

Nỗi đau chồng chất nỗi đau

Sinh ra tại một miền quê nghèo thuộc huyện Trảng Bàng-Tây Ninh, nơi chỉ ó nắng và gió lào thổi suốt đêm ngày. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, những tưởng tương lai sẽ tốt đẹp hơn với Anh Hùng khi có người nhận về nuôi nhưng cái nghèo khó vẫn đeo bám anh và gia đình. Ngay từ khi còn bé anh đã phải đi làm thuê tại các đồn điền caosu, nơi mà chỉ dành cho những người có sức khỏe để vác mủ, cạo mủ caosu...

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Hùng đã nghỉ học từ hồi lớp 8. Năm 1998, mới 18 tuổi anh đã theo một người bạn cùng thôn đi vác gỗ ở Đồn biên phòng 815 Tây Ninh. Những tưởng làm gỗ sẽ là công việc đổi đời cho Đỗ Anh Hùng. Nhưng không may, trong một lần đi vác gỗ anh đã bị xe gỗ đè lên người. Tai nạn này khiến Hùng bị chấn thương đa cột sống, liệt hai chân không thể đi lại bình thường.

Những vất vả vì cuộc sống mưu sinh cùng với những cơn đau do bệnh tật khiến cho cuộc sống của chàng thanh niên này như ngắn hơn. 

Trò chuyện với chúng tôi tại phòng điều trị Khoa Chấn thương chỉnh hình thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy-TP.Hồ Chí Minh, Hùng không giấu được những giọt nước mắt khi nhớ lại quãng thời gian điều trị bệnh của mình. Khi mới nhập viện, anh ở trong tình trạng chấn thương cột sống, liệt hai chân. Các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ đôi chân để giữ lại tính mạng cho anh. Vì không có tiền trả viện phí anh lang thang tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bán xo so Quang Ngai tự trang trải cho cuộc sống.

“Ngày nào khá cũng kiếm được chút tiền để sống qua ngày, có tiền điều trị bệnh. Nhưng có lần ra khỏi bệnh viện để bán thì bị cướp hết xo so Kon Tum. Những ngày như thế anh đều phải nhịn đói và không dám ra ngoài bán nữa”, Hùng nhớ lại. 

Trong suốt 16 năm chiến đấu với bệnh tật là quãng thời gian anh rong ruổi khắp bệnh viện để có tiền khám chữa bệnh. Cũng chính vì ngồi xe lăn quá lâu nên cơ thể anh có những biểu hiện xấu đi, phần đùi và mông bị hoại tử và có nguy cơ phải cắt bỏ. 

“Anh Hùng điều trị bệnh ở đây suốt từ năm 1997, mỗi khi được ra viện anh không về quê mà ở lại bệnh viện bán vé xsmb , tự trang trải cuộc sống. Do ngồi xe lăn trong thời gian dài nên đùi và mông của anh bị hoại tử nhiều và có nguy cơ lan rộng ra, các bác sĩ phải tháo tới khớp háng để lấy da đùi “vá” mông lại cho anh”, điều dưỡng Lê Xuân Đức, người trực tiếp theo dõi bệnh cho anh Hùng cho biết. 

Sau khi tháo bỏ khớp háng anh không thể ngồi xe lăn đi bán xo so. Do không đủ tiền trang trải viện phí và cuộc sống tại Chợ Rẫy, anh buộc phải chuyển về quê tự điều trị. Cuộc sống ở quê anh cũng rất khó khăn. Dù có cha mẹ nuôi ở gần nhưng hai cụ cũng đã già, không có điều kiện lo cho anh nên một mình anh phải tự làm hết mọi việc từ sinh hoạt cá nhân đến cuộc sống hằng ngày. “Ba mẹ anh hiện nay cũng sống nhờ vào tiền trợ cấp tuổi già, các cụ cũng đau ốm luôn nên không dám phiền các cụ nhiều”, Hùng chia sẻ thêm. 

Những lần mổ điều trị, do tiêm nhiều kháng sinh và các loại thuốc đặc trị nên cơ thể anh trở nên gầy yếu hơn, sức khỏe giảm sút rõ rệt. 

Mong manh giữa sự sống và cái chết

Với hoàn cảnh và điều kiện như hiện nay, ít ai có thể nghĩ rằng người thanh niên này có đủ nghị lực để có thể sống tiếp. Cuộc sống của Hùng hiện nay luôn gắn liền với bệnh viện và những ca mổ. Mỗi năm ít nhất có 3 ca phẫu thuật, riêng năm 2013 anh phải chịu đựng 12 ca phẫu thuật để cứu sống được bản thân. 

Hiện chỗ mổ ở vùng mông của anh Hùng thường xuyên phải tiến hành mổ lại vì bị hoạt tử. Anh kể: “Ngày 5.8 vừa qua tôi được các bác sĩ tháo khớp hàng rồi lấy phần da ở đùi đắp lên vùng mông bị hoại tử nhưng do nằm nhiều quá phần da đó cũng không giữ lại được nên phải phẫu thuật để bỏ chúng đi”. 

Chúng tôi nói chuyện với anh khi anh đang được kiểm tra sức khỏe để có thể tiến hành ca phẫu thuật tiếp theo. Hiện tại, hậu môn nhân tạo của anh cần được đưa vào bên trong ruột mới có thể hoạt động bình thường được, hơn nữa cần cắt bỏ hoàn toàn vùng bị hoại tử để tránh “lan” sang các vùng khác. Tuy nhiên, sức khỏe của anh rất yếu không thể tiến hành ca mổ như dự định. “Với sức khỏe như hiện tại anh Hùng khó có thể tiến hành các ca mổ theo phác đồ được”, điều dưỡng Xuân Đức cho biết thêm. 

Khó khăn lắm anh mới có thể đi xuống Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng khi nghe thông tin về bệnh tình của mình dường như hy vọng sống trong anh tắt hẳn. Trở về Tây Ninh với nỗi đau vẫn đang hành hạ từng ngày, anh cho biết: “Giờ tôi lại về Tây Ninh, nằm nhà chờ cho sức khỏe tốt hơn mới quay lại đây điều trị tiếp”. 

Giờ đây, mong muốn lớn nhất của Đỗ Anh Hùng là sức khỏe được tốt hơn để có thể tiếp tục làm những ca phẫu thuật theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Mong ước giản dị của anh khiến chúng tôi xúc động: “Tôi mong sao giờ có đủ tiền để mua chiếc đỡ caosu để có thể ngồi đi bán vé số như ngày trước”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét