PN - Sau buổi hòa giải phân chia tài sản không thành ngày 9/10, bà Lý Thu Hà (sinh năm 1956) thất thểu bước ra cổng UBND P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Bà đứng tựa cột điện, thở hổn hển, mặt tái xanh, nhưng chỉ vài phút lại gắng gượng bước tiếp, trên tay là xấp vé số cố bán cho kịp giờ ket qua xo so mien bac. Chẳng thèm để mắt đến bà, người chồng không đăng ký kết hôn - ông Phạm Thanh Tuấn ung dung về thẳng.
Ở nhà lầu, đi bán vé số, không tiền chữa bệnh tim
Hoàn cảnh trớ trêu của bà Hà được nhiều người dân ở P.12 biết đến và rất bức xúc. Buổi hòa giải kết thúc, bà nhận được nhiều cuộc gọi của hàng xóm, bạn bè hỏi thăm kết quả và bày tỏ sự thất vọng khi biết ông Tuấn không chấp nhận chia tài sản. Biết bà Hà “tứ cố vô thân”, lại lâm cảnh bệnh hoạn ngặt nghèo, người giúp đỡ mua vé xstg; người cho thức ăn; người động viên, an ủi; người giúp thảo đơn gửi các nơi với hy vọng bà Hà sẽ giành lại được quyền lợi chính đáng của mình. Bà Nguyễn Thị V. (ngụ P.12) photocopy miễn phí cho bà Hà các giấy tờ để làm hồ sơ khởi kiện, nói: “Bà ấy khổ quá, thiệt thòi quá, tôi giúp đôi chút có đáng gì. Tôi biết bà từ khi bà mới theo ông ấy về Việt Nam, bà siêng năng làm việc, tích cóp từng đồng; mà giờ ông ấy đối xử bất nhẫn, bà lại “thân tàn ma dại” thế này, tôi thấy xót cho bà quá!”
Một trong hai ngôi nhà bà Hà - ông Tuấn đang tranh chấp
Bà Lý Thu Hà là người ở Xiêm Rệp, Campuchia, tên thật là Ly Pach. Quen biết ông Tuấn năm 1985, sau vài năm tìm hiểu, bà quyết định bán nhà cửa, theo ông về Việt Nam sống và cũng để tránh nạn diệt chủng của Pôn Pốt từng tước đi sinh mạng người thân của bà, trong đó có chồng và con trai mới ba tuổi. Có cặp có đôi, ông Tuấn chí thú làm ăn với nghề thợ hồ rồi trở thành thầu xây dựng; bà Hà khi nấu ăn thuê, lúc bán tạp hóa, nhận làm hàng gia công… Hai người dần tạo lập nên hai căn nhà đều có diện tích khoảng 90m2 ở đường Nguyễn Duy Cung, P.12, Q.Gò Vấp (trong đó có một căn là nhà lầu, mặt tiền).
Mâu thuẫn bắt đầu vào năm 2005, khi bà Hà mắc bệnh tim nặng sức khỏe cứ yếu dần; ông Tuấn ngao ngán, quay lưng rồi tự ý rước về nhà cô “vợ” trẻ và lần lượt sinh hai con. Tình cảm bị chia sẻ, bà Hà vẫn không phản đối kẻ thứ ba vì mặc cảm bản thân bệnh tật, không đáp ứng được những nhu cầu của chồng, lại nghĩ “mình còn sống được bao ngày, có người khác phụ chồng lo cho con thì chết cũng yên bụng”.
Thực tế không như bà nghĩ. Trong đơn gửi xo so bac lieu, bà kể: “Ông ấy thường gây áp lực với tôi khiến có vài lần chúng tôi xảy ra xô xát. Tôi bị bệnh nặng, ông ấy không quan tâm. Hiện giờ, hằng ngày tôi phải lang thang bán vé số để kiếm ăn và mua thuốc cho tôi cùng con trai 17 tuổi bị lao phổi. Vào đầu năm, bác sĩ bảo máy tạo nhịp tim của tôi sắp hết pin. Tôi không có tiền đi khám, gắn máy mới nên không biết mình còn sống được bao lâu nữa”.
Phiếu chỉ định thay máy tạo nhịp tim từ tháng 3/2014 của bà Hà
“Cứ để pháp luật giải quyết!”
Bà Hà thiết tha gửi đơn nhờ chính quyền địa phương tổ chức hòa giải phân chia tài sản với ông Tuấn, mong được nhận một phần giá trị khối tài sản chung để chữa bệnh và ra ngoài sống riêng. Với cái lắc đầu của ông Tuấn, bà bị phủi sạch toàn bộ đóng góp trong gần 20 năm ròng. Ông Tuấn quả quyết: “Tài sản là của riêng tôi. Không phải ai ở trong nhà tôi, bảo là vợ tôi rồi đòi bao nhiêu tiền tôi cũng phải đưa. Năm trước đã hòa giải một lần rồi, bây giờ lại hòa giải. Bà Hà muốn chia chác gì thì không cần giải quyết bằng tình cảm, cứ nộp đơn ra tòa giải quyết”. “Cứ để pháp luật giải quyết!” - câu nói lạnh lùng của người từng hai mươi năm đầu ấp tay gối là một thách đố đối với bà Hà trong tình cảnh khốn khó.
Theo ông Tuấn, tình cảm ông bà vơi cạn là do hai người không thống nhất với nhau trong việc giáo dục con, bà Hà thường xuyên bênh vực, bao che khiến con sinh hư; trong khi bà Hà lại tố cáo cách “dạy” của ông là đánh đập con không thương xót. Ông Tuấn còn cho là bà Hà thường xuyên bêu riếu ông với người ngoài, hạ thấp danh dự và làm ảnh hưởng công việc làm ăn của ông. Khi được hỏi: “Tại sao biết máy trợ tim của bà Hà gắn đã gần mười năm, đã sắp hết pin mà ông không lo chạy chữa cho bà?”, ông Tuấn đáp gọn lỏn: “Tôi không có tiền! Từ đầu năm đến nay tôi không có việc”.
Bà Lý Thu Hà đau buồn, thất vọng khi ông Tuấn không chấp nhận chia tài sản
Cuối buổi hòa giải, nỗi đau dồn nén bấy lâu bung vỡ khiến bà Hà nặng lời mắng chửi ông Tuấn. “Chửi ông ấy nhưng tôi đâu hiểu hết ý nghĩa của những từ đó. Tôi cứ dùng những từ mà tôi nghĩ là “không có tình người” vì ông ấy đối xử với tôi quá tệ bạc. Chắc ông ấy muốn tôi chết ngay để ông và bà vợ hai chiếm hết”, bà nghèn nghẹn nói. Nhìn nỗi bức xúc của bà Hà, ông Phan Tấn Hưng (Phó trưởng Công an P.12) cảnh báo: “Bước đường cùng, người ta có thể làm những chuyện đáng tiếc. Yêu cầu ông Tuấn sắp xếp việc nhà, đưa người phụ nữ kia và hai con đi nơi khác sống để tránh xung đột có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc, ảnh hưởng đến an ninh trật tự”. Trước sự phản đối của dư luận, ông Tuấn vẫn bao biện cho hành động của mình: “Vì tôi với bà Hà không đăng ký kết hôn nên tôi có sống với người khác cũng đâu vi phạm gì. Nhà tôi, tôi có quyền cho người vào ở. Còn ai gây rối an ninh trật tự thì pháp luật xử lý người đó”.
Nhờ pháp luật vào cuộc là việc tất yếu khi các bên không cùng tiếng nói, khi tình cảm đã cạn, nhưng hầu tòa là một hành trình gian nan đối với người không thông thạo tiếng Việt, không hiểu biết pháp luật, không có đầy đủ giấy tờ tùy thân, không có tiền đóng án phí, và đặc biệt là “không biết mình còn sống được bao lâu nữa” như bà Hà. Trong khi đối phương lại là một người lanh lợi, thậm chí từng dụ dỗ bà Hà ra phòng công chứng ký vào văn bản cam kết căn nhà là tài sản riêng của ông (rất may sau đó bà đã yêu cầu hủy bỏ văn bản này). Dù gì cũng chung sống bao năm, sao ông Tuấn lại cư xử thiếu tình người với bà Hà đến vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét